Thông báo
Những món ăn kỵ nhau cần chú ý trong ngày Tết
11:16 | 19/01/2018 - Tổng hợp

Ngày Tết là khoảng thời gian được thỏa sức ăn uống những gì mình thích nhưng các bạn cũng nên lưu ý những món ăn kỵ nhau để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Món ăn kỵ gà

Gà là món ăn phổ biến nhất trong mâm cơm ngày Tết. Tuy nhiên, gà lại không thể kết hợp với một số loại protein cũng như củ quả nhất định.

Tỏi, rau cải, hành sống: Theo Đông y, thịt gà vốn cam (ngọt) ôn, mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây thương tổn khí huyết. Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh thì nên khắc phục bằng cách đun nước lá dâu uống sẽ khỏi.

Vừng, kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong; kinh giới vị cay tính ấm, phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Khi kết hợp chúng cùng nhau sẽ sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Lúc này nên nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.

Cá chép, tôm: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nước đỗ đen có tác dụng chữa bệnh trong trường hợp này. Tôm và gà đền cam ôn, cả hai dễ động phong, ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người. Để giải, nên nấu nước kinh giới uống.

Mận: Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả), ngược tật (sốt nóng sốt rét), bấy giờ pha nước sơn tra uống sẽ khỏi.

Món ăn kỵ thịt lợn

Thịt lợn rất kỵ những thực phẩm như gan, đậu tương... bởi nếu kết hợp chúng cùng nhau sẽ có ảnh hưởng không tốt tới đường ruột, dinh dưỡng.

Thịt bò: Thịt lợn tính hàn trong khi đó thịt bò lại tính ôn, ích khí. Vì vậy, chúng tương khắc với nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Gan: Đặc biệt là gan dê có mùi gậy, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn, dễ khiến mùi món ăn trở nên khó chịu.

Đậu tương: Mặc dù đậu tương cũng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60-80% là phốt pho nên khi kết hợp cùng thịt lợn sẽ có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein, đặc biệt là đối với thịt nạc.

Rau thơm: Rau thơm tính ôn, hao khí trong thịt lợn ích khí, sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm không thể kết hợp để chế biến.

Lươn, hẹ: Không chỉ thịt bò, thịt trâu cũng không nên kết hợp với hai loại thực phẩm này.

Đối với người dùng thuốc Đông y

Trong những ngày Tết, người dùng thuốc Đông y được khuyên nên tránh xa bánh chưng, xôi đỗ xanh và củ cải trắng.

Thuốc Đông y “tránh” gạo nếp. Người đang dùng thuốc dạ dày tốt nhất nên ít ăn gạo nếp hay các loại thịt khó tiêu hóa để tránh làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Với người già, chức năng dạ dày đường ruột
thường yếu đi, nếu ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến cho các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa càng nặng thêm.

Đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng có thể “ngăn chặn” hiệu quả của nhân sâm và một số loại đông y.

Nếu uống thuốc Đông y bổ nhiệt có thành phần nhân sâm là dược liệu bổ khí nhưng củ cải lại hành khí, giảm khí phá khí. Kết hợp củ cải với nhân sâm sẽ làm yếu đi công dụng của nhân sâm. Một số loại bổ nhiệt khác như sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô... cũng không thích hợp để dùng chung với củ cải.

Người uống thuống Đông y thanh nhiệt càng nên tránh ớt cay. Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc hàn, đắng như đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm... hoặc các loại thuốc có tính hàn mát như mẫu đơn bì, hoàng bách, kim ngân hoa, lá dâu, liên kiều, cây cát cánh... thì nên tránh ăn thực phẩm mang tính kích thích như ớt cay, ớt tiêu, cari, rượu...nếu không hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm đi và không có tác dụng với cơ thể.

Theo skcd.com.vn