Thông báo
Bài thuốc quý từ các gia vị quen thuộc
17:27 | 02/04/2016 - Hô hấp

Gia vị góp phần làm cho bữa ăn ngon hơn. Bên cạnh đó, nó còn là những phương thuốc quý báu giúp bồi bổ sức khỏe.

1. Hành

Hành tây (Allium cepa), hành ta, hành hoa, hành củ (Allium fistulosum) – Tên khác: Thông bạch.

Liều dùng: Hành ta khô 10 – 30g/ngày, hành hoa 20 – 50g/ngày, hành tây 20 – 200g/ ngày (tùy độ tuổi và tùy cách chế biến).

Có thể ăn sống, làm nộm, trần tái (nấu chín ít có tác dụng của TPCN), ép lấy nước hoặc sắc uống. Cũng có thể đem ngâm rượu: 100 – 200g hành củ ta đập dập ngâm với 1 lít rượu trắng 30 – 40 độ, sau 15 ngày là dùng được.

Ngày 1 chén hạt mít khai vị.

Hành tây là kháng sinh thực vật loại mạnh đối với hệ hô hấp và tiêu hóa

Công dụng: Là kháng sinh thực vật loại mạnh đối với hệ hô hấp và tiêu hóa. Làm cho dễ ra mồ hôi.

Ngoài tán độc phu bì, trong tiêu trừ bĩ khí (thải độc vùng nội bì, tiêu trừ các ách tắc trong phủ tạng do phòng hàn, tà khí).

Phòng ngừa và chữa trị được các bệnh cảm gió, cảm lạnh, cúm HN (hành củ ta tác dụng rõ hơn). Sốt dưới 38,5 độ, ho khan, ho kéo dài cho cảm cúm, viêm họng, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi. Hanh thông ngũ tạng, nhẹ nhõm mình mẩy, chống máu mỡ gan, thông mật, lợi tiểu, tiêu phù thũng (hành hoa, hành tây tốt hơn).

Phấn khích hệ thần kinh, kích thích hệ tiêu hóa, tăng tiết dịch dạ dày và dịch ruột, tăng đề kháng đường hô hấp, chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi họng.

Giúp thêm hưng phấn tình dục (cả nam lẫn nữ) ở mức độ nhẹ.

Phòng ngừa chế ngự được các bệnh ung thư vòm họng, ung thư phế quản – phổi, ung thư gan mật, ung thư dạ dày, đại tràng trực tràng… chống rối loạn thần kinh thực vật, an thần, dễ ngủ, góp phần ngăn chặn được bệnh packingson.

Chống lão hóa, sáng mắt, xóa nếp nhăn tuổi già. Ở phụ nữ còn có tác dụng an thai nhẹ, làm tươi da, xanh tóc, chống rụng tóc…

Ngoài ra còn có nhiều công dụng quý báu và quan trọng khác nhưng sẽ phải vận dụng ở những liều lượng không an toàn nên chỉ thầy thuốc mới được đem áp dụng.

Nói chung, hành là loại TPCN đa năng, cực kỳ quý báu, ít tốn kém, dễ kiếm (phải có nhiều công trình khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng thì mới xứng đáng với nó).

Phối hợp với gừng, tía tô, kinh giới phòng và chứa cảm mạo. Với nghệ vàng, nghệ đen, lá cúc tần, lá xương sông, vỏ bí đỏ, vỏ bí đao, hoàng cung trinh nữ trong ngăn ngừa ung bướu.

Với cá, tôm, cua, lươn, ếch, baba, giá đỗ, rau răm…trong việc nâng cấp phòng the.

Liệu trình: 3 – 7 ngày cho cảm mạo, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng. 7 - 10 ngày cho kích thích tiêu hóa, giúp hung phấn tình dục. 20 – 30 ngày với 3 – 4 liệu trình/năm để giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, ngừa ung thư.

Chú ý: người bị chứng ra mồ hôi nhiều thì dùng ít. Phụ nữ động thai muốn dùng phải có sự đồng ý của bác sỹ. Khai huyết, vựng huyết (ho ra máu, ưa chảy máu, máu chậm đông…) không dùng. Sốt trên 38,5 độ, nếu không phải thầy thuốc không được tự chữa.

2. TPCN Tỏi

Củ tỏi ta: tên khoa học là Allium sativum, tên khác là Đại toán

Liều dùng: Người lớn 3 – 12g/ngày (ăn trực tiếp). Trẻ em và phụ nữ có thai hạn chế dùng. Công dụng: là loại kháng sinh thực vật mạnh, chữa trị được cảm mạo, cúm HN, viêm họng hạt, viêm xoang, viêm mũi và các viêm nhiễm đường hô hấp khác. Thông dịu cơn hen suyễn, trục đờm, tiêu đờm.

 Tỏi là gia vị tốt cho sức khỏe

Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chống đầy bụng, giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi, nhẹ mình mẩy, thông trung tiện, tiêu được các loại hạch tật ngoan cố…

Có thể phối hợp với hành, tía tô, kinh giới, trong phòng chống cảm lạnh, cảm gió, cúm HN, viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm amidal mủ… phối hợp với dấm, ớt trong việc kích thích và hỗ trợ tiêu hóa.

Liệu trình: Có thể ăn lâu dài với liều lượng thấp (3g/ngày) như một loại gia vị thông dụng. Chữa cảm, viêm họng: 3 – 7 ngày. Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: 10 – 12 ngày. Các loại hạch (lành tính) uống trong đắp ngoài đến khi tan.

Chú ý: Người hay nhiệt miệng, đang viêm xung huyết hoặc có vết loét trong dạ dày, tá tràng thì không dùng.

  1. TPCN gừng

Củ gừng tươi (gừng khô là vị thuốc nên không vào dạng TPCN) tên khoa học: Zingiber officinal Rose, tên khác là Sinh khương.

Gừng tươi có tác dụng kiện tì vị, hồi dương khí, thông mạch

Liều  dùng: Thường dùng theo 4 cách, sắc hoặc hãm lấy nước uống, làm mứt ăn, trà gừng và rượu gừng. Trẻ em: 1 – 3g/ngày dạng sắc, hãm.

Người lớn: Sắc hoặc hãm 3 – 6g/ ngày. Mứt gừng 1 – 3g/ngày. Rượu gừng: 50g củ hành tươi rửa sạch, đập dập cho vào ngâm với 1 lít rượu. Ngâm 20 – 30 ngày là dùng được (trên 100 ngày thì càng quý). Liều dùng: ngày 2 – 3 thìa canh chia 2 – 3 lần, mỗi lần 2 thìa. Uống khai vị hoặc trước khi đi ngủ.

Công dụng: Tuyên phế (ấm áp, thoáng đãng trong phổi, giúp tăng cường chức năng hô hấp). Kiện tỳ vị làm ra mồ hôi, ấm bụng, chống nôn, tiêu đờm, giải tán rối loạn tiêu hóa. Kích thích co bóp dạ dày. Hồi dương khí, thông mạch. Cấp cứu choáng ngất do hạ đường huyết, hạ huyết áp đột ngột.

Phối hợp:  với hành, kinh giới, tía tô, trần bì, phòng phong (chữa cảm mạo). Với nước tiểu trẻ em, bạc hà, long não (chống đột quỵ, choáng ngất).

Liệu trình: 3 – 7 ngày.

Chú ý: Gừng là kháng sinh thực vật mạnh, rất cay nóng không dùng quá liều TPCN quy định. Người hay phát ban (dễ ra mồ hôi), chảy máu cam, trĩ nội, viêm da dị ứng không nên dùng.

Nguồn: Sức Khỏe Cộng Đồng