Thông báo
Bệnh ho lao: Nguyên nhân triệu chứng & cách điều trị
15:39 | 31/08/2017 - Hô hấp

Bệnh ho lao nếu như không được chuẩn đoán và điều trị một cách kịp thời thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong rất cao trong vòng 5 năm, hoặc trở thành bệnh mãn tính rất khó chữa trị và tiếp tục lây nhiễm cho người khác.

   Đối với người bệnh ho lao, nếu như có sức khoẻ tốt thì bệnh có thể tự khỏi nhưng tỉ lệ này rất ít. Trường hợp người mắc lao là trẻ nhỏ thì có thể bị tử vong hoặc để lại những di chứng tàn tật ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Do đó mà việc phòng và điều trị bệnh ho lao là rất cần thiết, đòi hỏi mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức quan trọng về bệnh lao. Bài viết sau đây xin chia sẻ với các bạn nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh lao, mời bạn đọc theo dõi.

Bệnh ho lao
Bệnh ho lao

Nguyên nhân gây bệnh ho lao

   Nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) tấn công vào bất cứ phần nào của cơ thể nhưng thường là phổi. Do phổi là cơ quan trao đổi hô hấp mà BK lây nhiễm chủ yếu qua không khí. Mỗi khi người bệnh lao hắt hơi hay thở mạnh, làm cho BK lan truyền trong không khí và lây từ người này sang người khác. Khi những người gần đó hít phải BK vào phổi, từ đó sẽ gây ra bệnh ho lao. Thời kỳ đầu của bệnh, thường sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì.

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh ho lao

   Trong hầu hết các trường hợp ở Mỹ, người mắc bệnh có thể sẽ phục hồi hoàn toàn ở thời kỳ đầu nhiễm khuẩn. Các trường hợp rủi ro hơn thì bệnh sẽ trở nên nguy kịch hơn trong vòng mấy tuần lễ đầu sau khi nhiễm khuẩn thời kỳ đầu, hoặc ho lao sẽ làm cho người bệnh phải nằm điều trị trong nhiều năm

Những đối tượng dễ mắc bệnh ho lao

     – Trẻ nhỏ

     – Người cao tuổi

     – Những người có hệ miễn dịch kém, như người mắc bệnh AIDS,

     – Người phải điều trị bằng hoá học trị liệu hoặc uống thuốc chống nôn mửa sau khi cấy cơ quan

     – Người sống chung trong môi trường đông đúc, chỗ ở không được vệ sinh

     – Người mắc bệnh nếu thường xuyên liên hệ với người khác, làm cho họ có nguy cơ mắc bệnh

     – Chế độ ăn uống hàng ngày không đủ chất dinh dưỡng

Bệnh ho lao có thể lây từ người này qua người khác thông qua hô hấp

   Những yếu tố sau đây sẽ làm cho tỷ lệ người nhiễm khuẩn lao trong cộng đồng tăng lên

     – Những người vô gia cư (chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc môi trường sinh sống tồi tệ)

     – Nhiễm bệnh HIV/AIDS

   Theo thống kê tại Mỹ, trung bình trong khoảng 100.000 người thì có 10 người mắc bệnh lao phổi. Tuy nhiên thì tỷ lệ này còn thay đổi tuỳ theo khu vực sinh sống và tầng lớp kinh tế xã hội.

Triệu chứng ho lao

   Sau đây là những trieu chung lao phoi điển hình mà bạn cần nắm rõ:

     – Mệt mỏi

     – Ho và sốt nhẹ

     – Ho ra máu

     – Ho đờm dãi

     – Sốt và đổ mồ hôi đêm

     – Giảm cân

     – Đau ngực

     – Thở khò khè

     – Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

   Khi các trieu chung benh ho lao đã trở nên rõ rệt, đó là lúc mà vi khuẩn lao đã phát triển mạnh hơn trong cơ thể bệnh nhân và trở nên hết sức nguy hiểm. Do đó mà việc đi khám sớm để được chuẩn đoán và điều bệnh là hết sức cần thiết, tránh những tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.

Điều trị bệnh lao

   Hiện nay, ho lao đã có thể chữa khỏi được bằng thuốc tuy nhiên bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ điều trị. Những loại thuốc hay được sử dụng để điều trị bệnh ho lao phổi đó là: Rifampin, Isoniazid, Ethambutol, Pyrazinamide, Strpetomycin.

   Khi bị lao, bạn cần phải dùng kết hợp nhiều thứ thuốc cùng lúc để có thể diệt vi khuẩn lao hiệu quả hơn, tránh bị nhờn thuốc. Đối với người bệnh lao thì nên ở nhà một thời gian tránh ra ngoài lây nhiễm cho người khác. Bác sỹ điều trị sẽ cho bạn biết khi nào thì bạn có thể làm việc lại được. Việc mắc bệnh lao sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Khi không còn lây và không còn triệu chứng bệnh nữa thì lúc đó bạn mới có thể làm việc lại bình thường.

   Bạn có thể dùng những loại thuốc trên mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, sinh lý hay khả năng làm việc. Hãy luôn tuân theo sự chỉ định của bác sỹ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì việc chữa trị mới có kết quả tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh !