Thông báo
Cứu người đột quỵ trong tíc tắc
09:25 | 17/03/2016 - Tim mạch

Nếu không sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời bệnh nhân đột quỵ sẽ dễ bị những di chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong.

Những ngày hè nắng nóng, tình trạng đột quỵ do cảm nhiệt gia tăng đáng kể, dẫn đến đột quỵ là một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Cảm nhiệt là sự gia tăng nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột mà cơ thể không kịp phản ứng để cân bằng. Cũng giống như sốt, nhiệt độ cơ thể rất cao có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

(Ảnh minh họa)

Phát hiện ra đột quỵ

Hãy cảnh giác nếu một người phát ra tín những tín hiệu sau đây:

Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt (cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như "tay chân của người khác"), méo miệng.

 Đột ngột u ám, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa

 Đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt

 Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động

 Đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân

 Ngay lập tức, hãy kiểm tra người nghi ngờ bệnh theo quy tắc FAST, tức Mặt – Tay - Nói - Nhanh sau:

 Mặt (đột ngột thấy liệt nửa mặt): Hãy yêu cầu người đó cười xem mặt có bị lệch về một bên không?

 Tay (đột ngột thấy yếu hoặc liệt một bên tay hoặc chân): Hãy yêu cầu người đó giơ hai tay lên và giữ nguyên trong một phút, xem có bên tay nào bị yếu, liệt sẽ bị rơi hoặc hạ thấp xuống không?

 Nói (đột ngột thấy nói khó hoặc không hiểu lời nói của người khác): Hãu yêu cầu người đó nói một câu đơn giản, chẳng hạn như “hôm nay trời đẹp”, xem người đó có thể nói một cách rõ ràng và lưu loát không?

Nhanh: Hãy hành động ngay!

Các bước sơ cứu đúng cách

Khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng ở trên, hãy khẩn trương bắt đầu cứu chữa:

Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.

Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.

Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

Cứ mỗi phút bệnh nhân đột quỵ không được điều trị đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Càng trì hoãn việc điều trị, các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị sớm”.

Thông thường, 3 giờ đầu tiên khi bệnh nhân đột quỵ được xem là “thời gian vàng" do lúc này các dấu hiệu của bệnh vừa mới xuất hiện. Sau 3 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi. Vì vậy bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.

Tuy nhiên, nếu bạn đang ở vùng sâu, vùng xa hay quá xa các trung tâm y tế và đặt bạn vào tình huống “cơ hội cuối cùng”. Hãy bình tĩnh và làm theo những bước sau đây:

Môt chiếc kim cũng có thể cứu sống người bị đột quỵ

Hãy lấy một cây kim trong nhà, rửa sạch tay, hơ kim trên lửa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.của bệnh nhân. Bạn cần chỉ cần chích cách các móng tay 1mm đến khi nào máu chảy ra. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.

Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tỉnh. Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện.

Một kỹ năng nhỏ nhưng có thể cứu sống được một mạng người. Hãy học thuộc nó, biết đâu một ngày, bạn lại là người bị đặt trong hoàn cảnh đó.

Nguồn: Sức Khỏe Cộng Đồng