Thông báo
Điều trị rối loạn nhịp tim
09:26 | 26/08/2017 - Tim mạch

Loạn nhịp tim là tên gọi chung cho tất cả bất thường về nhịp tim (không phải là nhịp xoang đều với tần số 60-100l/p). Vì vậy bao gồm cả những loạn nhịp hiền lành nhất, có thể không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào trong suốt cuộc đời. Cũng có thể là những loạn nhịp rất nặng, gây ra tử vong ngay lập tức khi loạn nhịp xảy ra nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, khi được bác sĩ kết luận có rối loạn nhịp cần phải hỏi rõ ràng hơn về loại loạn nhịp tim của mình và những nguy hiểm có thể xảy ra với loại loạn nhịp đó.

Chẩn đoán loạn nhịp tim:

Chẩn đoán loạn nhịp tim không đơn thuần chỉ dựa vào điện tâm đồ. Để chẩn đoán loạn nhịp tim, ngoài điện tâm đồ quy ước, tùy theo loại loạn nhịp mà bác sĩ tim mạch sẽ cần thêm các thông số như:

- Khám bệnh và hỏi các triệu chứng.

- Đo điện tâm đồ liên tục 24 giờ (Holter ECG 24 giờ)

- Điện tâm đồ gắng sức.

Cần phát hiện sớm rối loạn nhịp tim

Cần phát hiện sớm rối loạn nhịp tim 

- Điện sinh lý buồng tim.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân: siêu âm tim, X-quang phổi, nồng độ kali máu, chức năng tuyến giáp...

Điều trị loạn nhịp tim: 

Vì rối loạn nhịp tim là tên gọi chung, bao gồm rất nhiều loại loạn nhịp, nên khi có loạn nhịp cần khám bệnh chuyên khoa tim mạch. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định những vấn đề sau:

1. Rối loạn nhịp cụ thể là gì?

2. Những biến chứng nguy hiểm do loạn nhịp tim này gây ra

3. Nguyên nhân gây ra loạn nhịp (nếu có) và phương pháp điều trị nguyên nhân

4. Có cần điều trị hay không và điều trị bằng phương pháp nào: thuốc, cấy máy tạo nhịp, cấy máy phá rung, cắt đốt bằng sóng cao tầng...

5. Theo dõi điều trị về lâu dài như thế nào?

Mỗi loại loạn nhịp tim có phương pháp xử trí và tiên lượng khác nhau, vì vậy tùy theo loại loạn nhịp bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp sinh hoạt riêng. Cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và khám bệnh định kỳ theo hẹn.

Phòng ngừa rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân chiếm đa số của loạn nhịp tim là bệnh tim mạch, nên các phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch được áp dụng để phòng ngừa loạn nhịp tim như:

- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu béo phì

- Vận động thể lực đều đặn.

Vận động thể lực đều đặn tránh nguy cơ rối loạn nhịp tim

Vận động thể lực đều đặn tránh nguy cơ rối loạn nhịp tim 

- Tránh căng thẳng về tâm lý

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu...

- Không hút thuốc lá.

Phòng ngừa bệnh tim mạch giúp chúng ta có một trái tim khỏe mạnh hơn và đương nhiên sẽ ít rối loạn nhịp tim hơn.