Thông báo
Nếu muốn phòng chống ung thư hãy ăn những quả chuối chín kỹ
15:58 | 03/09/2020 - Tổng Hợp Tuần

Tùy vào mức độ chín, lượng dinh dưỡng trong chuối cũng vì thế mà thay đổi.

Là một trong những loại trái cây rẻ và phổ biến nhất, chuối luôn có mặt trong những món ăn nhẹ thông thường mà bạn có thể mua.

Trong khi lợi ích sức khỏe của chuối đã quá rõ ràng, ít người biết được, màu sắc vỏ ngoài cũng như độ chín của quả chuối ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ dinh dưỡng của nó.

Để làm rõ vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng thể thao đến từ Úc Ryan Pinto gần đây đã chia sẻ một hình ảnh về các lợi ích dinh dưỡng khác nhau tương ứng mức độ chín khác nhau của chuối. Từ đó, ông cũng khẳng định, ăn chuối quá chín không phải là lựa chọn tuyệt vời.

Bài viết này cũng đã được đăng trên trang của ông - High Performance Nutrition AU (Dinh dưỡng hiệu suất cao Úc).

Chuối xanh

Theo Ryan, chuối xanh vốn "trẻ trung, có lượng FODMAP thấp và đầy tinh bột"

FODMAP là một nhóm các carbohydrate được tiêu hóa kém và nhanh chóng được lên men bởi vi khuẩn đường ruột.

Được gọi là tinh bột kháng, chất dinh dưỡng này khiến hệ thống tiêu hóa làm việc vất vả hơn. Đó cũng là lý do, ăn chuối xanh khiến bạn cảm giác no nhanh hơn.

Tuy nhiên, tinh bột trong chuối xanh cũng có thể khiến bạn cảm thấy ngấy hoặc đầy hơi.

Nếu bạn đang tìm kiếm một quả chuối có GI (chỉ số đường huyết) thấp hơn, hãy chọn chuối xanh. Theo đó, cơ thể bạn sẽ phá vỡ tinh bột này thành glucose. Bằng cách này, chuối xanh sẽ làm tăng lượng đường trong máu từ từ.

Thế nhưng, hương vị chuối xanh có vẻ kém thơm ngon hơn một chút. Chuối xanh có thể có vị đắng, chát vì chúng chứa ít đường.

Chuối vàng

So với chuối xanh, chuối chín vàng có ít tinh bột nhưng lại nhiều đường hơn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng thể thao Ryan, chuối vàng mềm và ngọt hơn vì chứa nhiều đường. Loại chuối này cũng có chỉ số glyecmic cao hơn, nghĩa là chúng dễ tiêu hóa hơn.

"Với ít lượng tinh bột để phá vỡ, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh hơn" - Ryan cho biết.

Thật không may, chuối chín cũng sẽ bị mất đi một vài chất dinh dưỡng. Bù lại, chuối vàng lại được bổ sung thêm chất chống oxy hóa.

Chuyên gia dinh dưỡng Leanne Ward, đến từ Brisbane (Úc) cũng chia sẻ: Một quả trứng luộc cùng một quả chuối chín vàng chính là bữa ăn thứ hai trong ngày của cô.

Cô có xu hướng ăn khoảng sáu bữa một ngày, bổ sung nhiều trà thảo dược và nước.

Chuối đốm (vỏ chín có đốm đồi mồi)

Khi chuối chín 'kỹ' thường xuất hiện các đốm nâu tròn trên vỏ. Chuối đốm có vị ngọt hơn chuối vàng, chứng tỏ nó có hàm lượng đường cao hơn.

Chuyên gia dinh dưỡng Ryan cho biết: "Những đốm nâu không chỉ chứng tỏ quả chuối này quá già, nó còn cho thấy rằng, lượng tinh bột trong chuối đã được chuyển đổi thành đường".

Do đó, số lượng đốm nâu của chuối càng nhiều thì quả chuối đó càng chứa nhiều đường.

Chuối đốm giàu chất chống oxy hóa đến nỗi, chúng có liên quan đến việc phòng chống ung thư.

"Yếu tố hoại tử khối u (TNF), có chức năng tiêu diệt khối u, được liên kết với những chấm màu nâu đó", Ryan bổ sung.

Chuối nâu

Chuối nâu không còn bột ít tinh bột kháng nào nữa, vì tất cả đã được chuyển đổi sang đường. Điều này giống như việc tinh bột đã 'phân hủy' thành đường, diệp lục cũng đã có một dạng mới.

"Sự phân hủy chất diệp lục này là lý do tại sao mức độ chống oxy hóa tăng lên khi chuối già. Tất cả quả chuối có khoảng 100 calo, ít chất béo và là nguồn giàu kali, vitamin B6, vitamin C và chất xơ".