Thông báo
Viêm khớp dạng thấp - Nỗi lo thường trực của bệnh nhân tuổi trung niên
17:04 | 07/09/2017 - Xương Khớp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, với các triệu chứng sưng, nóng đỏ kèm theo cơn đau dữ dội ở các khớp. hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Đến nay, y học vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp. Ta có thể xét đến một số yếu tố gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp như:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự nhiễm hay có thể gọi là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính cơ thể mình. Hệ thống miễn dịch với các tế bào chứng năng bảo vệ cơ thể trước các xâm nhập như virus, vi khuẩn…nhưng khi đến giai đoạn hoạt động quá sức hệ miễn dịch sẽ tự tấn công vào các tế bào cơ quan của cơ thể gây ra triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất và rất phổ biến ở độ tuổi trung niên từ 30 tuổi trở lên. Một số các nguyên do khác có thể kể đến như cơ thể nhiễm lạnh, môi trường sống ẩm thấp, sức khỏe kém hay do di chứng bởi phẩu thuật…

Biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp

Ban đầu bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát với các cơn đau đột ngột, cứng khớp ở một số khớp viêm như cổ tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, khớp gối…với biểu hiện sưng, nóng, đỏ kèm đau nhức khớp. Tình trạng này kéo dài khoảng vài tuần sau đó đến giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn với các biểu hiện: viêm nhiều khớp, cứng khớp mỗi sáng, khớp sưng to kèm nóng, đỏ, đau buốt dữ dội.

Viêm khớp dạng thấp làm khớp sưng to, nóng và đau buốt.


Khi bệnh bước vào giai đoạn toàn phát, các cử cử động, vận động của khớp bị hạn chế, bao khớp phì đại, vùng da quanh khớp có biểu hiện teo cơ. Tình trạng nặng có thể gây ra dính khớp, biến dạng khớp. Bên cạnh đó người mắc viêm khớp dạng thấp còn có các triệu chứng mệt mỏi, sút cân, nghiêm trọng hơn là rối loạn thần kinh, tràn dịch tim, phổi…

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Điều trị bệnh phải kết hợp với các biện pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa để kháng lại và kiểm soát tình trạng bệnh, hạn chế tình trạng dính khớp, biến dạng khớp. Trong nhiều trường hợp tồi tệ, người bệnh cũng cần phẩu thuật để cải thiện tình hình viêm khớp khi có biến chứng.

Cần phát hiện và điều trị sớm viêm khớp dạng thấp để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.


Điều trị bằng thuốc

Sau khi được bác sĩ nhận định mắc viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể được điều trị bằng việc uống thuốc chống viêm, giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc đông y cũng mang lại những hiệu quả tích cực với các vị thuốc thảo dược.

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cũng như các bài tập vận động, phương pháp cơ học Chiropractic…giúp lưu thông máu, kiểm soát các cơn đau nhức tái phát.

Điều trị bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Thiết kế chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm có lợi cho khớp và sức khỏe như rau xanh, trái cây, thực phẩm bổ sung canxi. Cùng với đó là chế độ nghỉ ngơi, làm việc, trị liệu…để phòng tránh và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng cứng khớp, biến dạng do viêm khớp dạng thấp gây nên.

Ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và canxi là chế độ dinh dưỡng cho người viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là một mối lo thường trực cho những người ở độ tuổi trung niên. Bệnh gây ra những tàn phá khủng khiếp cho hệ thống cơ xương, màng hoạt dịch và sụn khớp, gây ra những tác động nghiêm trọng đến chức năng vận động của cơ thể và nguy cơ tàn phế.

Do đó từ những thông tin bổ ích về bệnh viêm khớp dạng thấp của bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ có được những kiến thức cần thiết để phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp.

 

Theo suckhoe.com.vn