Thông báo
9 cách chữa chảy máu chân răng tại nhà
09:07 | 11/02/2016 - Hô hấp

Chảy máu chân răng là hiện tượng dễ gặp ở nhiều người, đó có thể là nguyên nhân của nhiều căn bệnh. Dưới đây là 9 cách chữa chảy máu chân răng tạm thời.

Cách chữa bệnh chảy máu chân răng tạm thời:

Ảnh minh họa

1. Dùng túi trà

Khi bị chảy máu chân răng, bạn lấy một túi trà rồi đặt vào trong nước nóng một lát, sau đó để nguội. Đưa túi trà vào khu vực nướu bị nhiễm trùng trong vòng 5 phút. Vị đắng chát của axit tannic trong túi trà sẽ giúp chữa được chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả.

2. Thoa dầu đinh hương

Bạn có thể thoa dầu đinh hương dọc theo chân nướu hoặc nhai một miếng đinh hương. Việc này có thể tạo ra cảm giác rất mạnh trong miệng, nhưng đó lại là một phương thuốc hiệu quả.

3. Ăn trái cây và rau quả tươi

Trái cây và rau quả tươi giàu vitamin và khoáng chất, sẽ giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến nướu răng, giúp tăng cường sức khỏe nướu.

4. Súc miệng bằng nước muối ấm

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại trong miệng, giúp điều trị chảy máu nướu răng.

5. Súc miệng với nước chanh pha muối

Bạn lấy một hỗn hợp nước cốt chanh pha muối rồi thoa vào răng để nguyên trong vài phút, sau đó súc miệng bằng nước ấm pha muối loãng. Chanh giàu vitamin C, có chức năng chống viêm, muối sát khuẩn, có lợi cho việc chữa bệnh chảy máu chân răng.

9-cach-chua-chay-mau-chan-rang

Chảy máu chân răng có thể là nguyên nhân của nhiều căn bệnh.

Ảnh minh họa

6. Uống nước ép nam việt quất

Chứng chảy máu chân răng có thể là do vi khuẩn bám vào răng. Nước ép nam việt quất giúp đánh bật vi khuẩn ra khỏi răng. Uống ít nhất 4 ly đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất. Nhưng cần lưu ý rằng quá nhiều đường sẽ có tác hại đến răng, nên tốt nhất là uống nước ép không đường.

7. Sử dụng nước ép lô hội

Nước ép lô hội (nha đam) được chứng minh có nhiều đặc tính chữa bệnh, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm tình trạng viêm và chảy máu nướu răng. Bạn hãy xoa nước ép lô hội lên nướu răng, sau đó súc miệng cho sạch.

8. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó nếu bạn không muốn đợi cho đến khi viêm lợi nặng rồi mới đi chữa thì hãy tự chăm sóc răng lợi bằng cách bắt đầu đánh răng 2 lần/ngày cùng với dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng ngay sau bữa ăn.

Thực hiện vệ sinh răng lợi tốt không chỉ cho bạn một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn với hàm răng trắng sáng, lợi khoẻ mà còn giảm thiểu các bệnh liên quan đến răng lợi.

9. Điều trị hoàn toàn

Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ nhan khoa./.

Nguồn: SKCD