Thông báo
Làm thế nào để" chiến đấu" lại với viêm họng?
14:01 | 11/08/2016 - Hô hấp

Đau họng hay còn gọi là viêm họng thường gây ra do sự nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Ước tính có khoảng 200 đến 300 chủng gây nên bệnh cảm cúm và viêm họng. Có tới 90% các trường hợp đau họng là do liên quan đến virus cúm lạnh, 10% các trường hợp khác là do nhiễm trùng vi khuẩn. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra đau họng là streptococci, hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên cầu gây viêm họng.

Đau họng cũng có thể được gây ra bởi các chất kích thích như không khí có độ ẩm thấp, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, la hét quá nhiều, sổ mũi dị ứng và thở bằng miệng. Chấn thương ở mặt sau của cổ họng và axit dạ dày thâm nhập vào cổ họng và miệng là một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến có thể gây đau họng.

Đau họng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi bao gồm trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, người hút thuốc, người bị dị ứng và những người có hệ miễn dịch kém sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

1. Triệu chứng Đau họng

Triệu chứng đau cổ họng có thể dễ dàng để nhận biết. Cổ họng đau và bị kích thích, sưng hoặc ngứa. Cơn đau dần tăng lên khi bạn nuốt. Bạn cũng có thể tự nhiên thấy đau ở cổ của mình. Dưới đây là một số triệu chứng đau họng khác bạn thường gặp:

  • Ho hoặc hắt hơi
  • Khàn tiếng hoặc viêm thanh quản
  • Đau đầu. chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Ăn không ngon
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Các tuyến bị sưng hoặc đau ở xương hàm, cổ họng và đau tai
  • Đau bụng và nôn (thường gặp ở trẻ em)
  • Amidan sưng và đỏ

Nếu bạn bị đau họng do virus, nó sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, khi một người bị viêm đau cổ họng tăng dần và nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, nuốt khó khăn do đau, sốt cao và các triệu chứng trầm trọng hơn vào ban đêm, bạn có thể bị đau họng do vi khuẩn Strep. Vi khuẩn này có thể dẫn đến các tình trạng khác như nhiễm trùng amidan, xoang, da, chảy máu hoặc đau tai giữa, cũng như các bệnh viêm khác.

Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng của bạn bao gồm chảy nước dãi, không có khả năng nuốt, khó mở miệng, khó thở, đỏ hoặc sưng cổ, các hạch bạch huyết bị sưng, chảy máu từ cổ họng hoặc sốt cao hơn 39 độ.

2. Điều trị

Trừ khi bạn bị đau họng do nhiễm vi khuẩn nếu không thì kháng sinh sẽ không thể giúp ích gì cho bạn bởi thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus, là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm họng và không có khả năng tác động lên để làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Sử dụng kháng sinh lúc này là không cần thiết bởi nó có thể tạo ra các chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh. Sau đây là các chiến lược chính để đối phó với đau họng:

  • Hãy uống acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau họng. Không vượt quá liều khuyến cáo. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (1 muỗng cà phê muối trong 1 cốc nước ấm).
    Ngậm viên ngậm họng hay kẹo cứng để kích thích dòng chảy nước bọt.
    Ăn thức ăn mịn sẽ không gây kích ứng họng (ví dụ như, khoai tây nghiền, sữa chua).
  • Đối với viêm họng do dị ứng, kháng histamin OTC có thể cung cấp sự cứu trợ nhỏ bằng cách nhỏ vài giọt vào mũi.
  • Dùng thuốc kháng axít OTC hoặc thuốc ức chế bơm proton nếu bạn đau họng do sự trào ngược của axit ở dạ dày.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm và tắm nước nóng.
  • Chọn thực phẩm cẩn thận để tránh gây tổn thương cho cổ họng
  • Uống nhiều chất lỏng, giúp giữ cho họng được bôi trơn. Tránh các loại nước có tính axit như nước cam.
  • Nếu bạn có bệnh tim hoặc huyết áp cao, liên hệ với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng các sản phẩm OTC.

3. Phòng ngừa

Những người bị nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm vẫn sẽ giữ lại vi khuẩn truyền nhiễm trong cơ thể khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Do đó, nếu bạn có viêm họng, điều quan trọng là phải hạn chế tiếp xúc với người khác cho đến khi bạn không còn bị lây nhiễm. Nếu bạn hay bị ho thì bạn cũng nên chú ý điều trị bệnh ho của mình để tránh tổn thương cổ họng lặp đi lặp lại.

Theo Sức khỏe cộng đồng