Thông báo
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh cao huyết áp
15:32 | 08/06/2016 - Tim mạch

Cao huyết áp được hiểu là tình trạng áp suất của máu đẩy vào thành mạch của máu lên quá cao. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến mạch máu, sức khỏe, não bộ…

Người trong chu kỳ mang thai do chịu nhiều áp lực dễ bị cao huyết áp. Ảnh minh họa

 

Nguyên nhân nào dẫn đến cao huyết áp?

Khoảng một phần mười trường hợp người mắc chứng tăng huyết áp bị gây nên bởi nguyên nhân thứ phát. Thường thì, khi bệnh chính được chữa khỏi, huyết áp sẽ dần trở lại mức độ an toàn. Dưới đây có thể kể đến một số nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát như:

- Bệnh thận mãn để lâu dài có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp.

- Một số bệnh về tuyến u, thượng thận cũng có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.

- Chứng hẹp động mạch chủ bẩm sinh có thể gây ra trên nhiều bộ phận của cơ thể và chúng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

- Người trong chu kỳ mang thai do chịu nhiều áp lực, thường nảy sinh các vấn đề khi sử dụng thuốc tránh thai, uống rượu hay ăn một số loại thức ăn không tốt cho cơ thể.

- Uống quá nhiều rượu quá mức cũng sẽ là lý do đẩy bạn đến gần hơn với cao huyết áp. Rượu chứa nhiều chất kích thích nên sẽ nhanh chóng đẩy cơ thể vượt quá sức chịu đựng, khi áp lực nhiều, nồng độ chất kích thích vượt quá ngưỡng cho phép sẽ tạo điều kiện để huyết áp tăng nhanh.

- Người mắc bệnh tuyến giáp cũng sẽ rất dễ đẩy huyết áp tăng nhanh. Bệnh tuyến giáp không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh, bệnh làm kích thích nồng độ máu trong cơ thể, về lâu dài, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

- Bên cạnh những ngyên nhân chính chưa được phát hiện, tăng huyết áp còn do nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác cao, dẫn đến các xơ động mạch trở nên xơ cứng, áp lực quá mức trong công việc hay béo phì quá mức.

Điều trị cao huyết áp như thế nào?

- Nếu bạn bị cao huyết áp do béo phì, bạn nên áp dụng chế độ giảm cân phù hợp như ăn ít mỡ, ít đường, bổ sung thêm nhiều chất đạm, hoa quả, trái cây và đặc biệt nên ăn nhạt.

- Người bệnh cần ăn nhiều cá để bổ sung dinh dưỡng, chất đạm tự nhiên, hạn chế ăn thịt heo, bò, gà. Hạn chế ăn mỡ động vật, dầu dừa, ăn lượng vừa phải dầu mè, dầu oliu.

- Khi bị cao huyết áp tốt nhất người bệnh nên bỏ hẳn rượu để cải thiện tình trạng bệnh lý sớm nhất có thể. Luôn giữ nếp sinh hoạt ổn định, sinh hoạt, ăn uống điều độ, bớt lo âu, vui cười, nói nhiều, rèn luyện thể dục – thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe.

- Người cao huyết áp nên bổ sung các loại rau với chế độ hằng ngày như cải cúc, cần tây, rau muống, cà chua, cà rốt hoặc nấm hương.

Với cần tây, người bệnh có thể đem ép lấy nước uống để hạ huyết áp nhanh chóng, giãn mạch, lợi niệu.

Cải cúc cung cấp các acid amin và tinh dầu, cần thiết cho quá trình làm hưng phấn bộ não, cải thiện sức sang tạo của trí não, giảm cơn đau nhức đầu, hạ huyết áp an toàn.

Rau muống cung cấp lượng canxi tối thiểu, giúp thẫm thấu các thành mạch, hạ huyết áp ở mức an toàn.

Cà chua không chỉ là thực phẩm mát trong, có lợi cho sức khỏe mà còn cải thiện sức khỏe đôi mắt, phòng chống cao huyết áp hiệu quả.

Cà rốt và hành tây cung cấp chất chống lại quá trình làm tăng huyết áp, giải nhiệt mùa hè, tăng sức chịu đựng của con người.

Nguồn: Sức khỏe cộng đồng