Thông báo
8 bài thuốc Đông y dễ làm hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết hiệu quả
18:29 | 29/09/2017 - Tổng hợp

Thời điểm giao mùa sẽ kèm theo mưa phùn, nồm khiến môi trường ẩm ướt nên dich bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng và tăng cao. Cần có biện pháp phòng ngừa bệnh và có bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Theo ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 65.339 trường hợp mắc sốt xuất huyết và có 20 trường hợp tử vong.

Riêng đối với Hà Nội, từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.084 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 243 xã phường, thị trấn của 29 quận, huyện (trừ thị xã Sơn Tây), hiện chưa có bệnh nhân tử vong, số mắc giảm 46% so với cùng kỳ năm 2015.

Số ca mắc sốt xuất huyết xu hướng gia tăng từ tháng 7, tăng nhanh trong tháng 8 và những ngày đầu tháng 9 do yếu tố thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây truyền bệnh.

Ảnh minh họa.

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị muỗi tấn công và mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu. Khi bị muỗi đốt, trẻ thường sưng và ngứa nhiều hơn người lớn. Nguyên nhân do người lớn sau nhiều lần bị muỗi đốt đã thích ứng hơn, nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng so với trẻ em.

Do đó, ngoài các biện pháp diệt trừ muỗi tại môi trường sống, phụ huynh nên chủ động bảo vệ trẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho con hàng ngày, cho bé chơi nơi thoáng mát, mặc quần áo dài, mắc màn khi đi ngủ... Và luôn nhớ bài thuốc hỗ trợ điều trị cho người thân khi mắc sốt xuất huyết.

Dưới đây là 8 bài thuốc dễ làm hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết hiệu quả:

Bài 1: Cỏ mần trầu 20g, lá cối xay 20g, lá huyết dụ 20g, rau má 20g, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy khoảng 40g. Sắc đặc uống hàng ngày.

Bài 2: Lá cối xay, lá bông mã đề (có thể thay bằng rau má, cỏ tranh, cỏ mần trầu) mỗi thứ khoàng 10 – 20g, trắc bá diệp sao đen khoảng 12g (có thể thay bằng lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), cỏ nhọ nồi tươi khoảng 40g sắc lên uống hàng ngày.

Nếu bệnh nhân bị mẩn ngứa cho thêm 20g rau sam. Nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g. Nếu táo bón thêm khoảng 20g mồng tơi hoăc rau sam.

Bài 3: Dùng khoảng 12g lá cúc tần, 16g cỏ nhọ nồi, 16g trắc bá diệp sao đen (hoặc kinh giới sao đen khoảng 12g), 16g bông lá đề, 20g sắn dây sắc lên uống. Có thể thay bằng lá dâu, lá tre, rau má mỗi loại 16g, gừng tươi 3 lát sắc với 600ml nước trong 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi còn ấm.

Nguyên nhân gây ra dịch bệnh này chính là muỗi Aedes aegypti.

Bài 4: Sinh địa, mạch môn, hoa hòe, huyền sâm mỗi loại 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước đến khi còn lại 1 bát. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Có hiệu quả tốt cho bệnh nhân bị xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiện ra máu.

Bài 5: Rau ngót, rau diếp cá mỗi loại 100g, cỏ nhọ nồi 50g rửa sạch, cho vào với nước đun sôi để nguội. Uống nhiều lần trong ngày.

Bài 6: Quả dành dành sao đen 8g, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bá diệp sao đen 16g, sâm cau sao đen 20g, sắc với 600ml nước đến khi còn 300ml, chia thành 6 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Dùng trong trường hợp sốt cao hoặc xuất hiện những nốt mẩn ngứa.

Bài 7: 12g kim ngân hoa, 12g hạ khô thảo sao qua (hoặc bồ công anh 12g), cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, hòe hoa 10g, gừng tươi 3 lát sắc với 600ml nước trong 30 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi còn ấm.

Bài 8: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g), gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Theo suckhoe.com.vn