Thông báo
Cách chữa cước chân tay vào mùa đông
12:06 | 22/01/2016 - Tổng hợp

Cước chân tay vào mùa đông khiến bạn cảm thấy ngứa, sưng và hơi đau. Tuy cước chân tay không gây nguy hiểm nhưng lại gây cản trở sinh hoạt.

Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút để giúp máu lưu thông. Ảnh minh họa

Những biện pháp tránh bị cước chân tay vào mùa đông

Giữ ấm cơ thể và chân tay vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh, khi đi ra ngoài, bạn nên mặc ấm, đeo gang tay, chân khi ra ngoài trời lạnh. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa.

Không nên gãi khi bị cước

Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi ấy bạn không nên gãy vì càng gãi bạn sẽ càng thấy ngứa và lúc đó da sẽ bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm.

Trong trường hợp này chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tranh nguy cơ bị trầy xa, xước da.   

Nên vận động

Tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.

Ngâm chân bằng nước ấm

 Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.

Một số bài thuốc điều trị cước:

Bài 1: Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

Bài 2: Bạch chỉ 8g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, hành củ (khô) 2g, dây gắm 12g, kê huyết đằng 12g, gừng tươi 5g, thổ phục linh 15g, phòng kỷ 12g, ngũ gia bì 12g, thiên niên kiện 8g, trần bì 8g, hậu phác 8g, cam thảo đất 10g, u chặc chìu 10g. Uống 2 ngày/thang, 1 thang uống 2-3 lần.

Bài 3: Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Bài 4: Anh đào (500 g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao (500 g) tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước, làm nhiều lần sẽ khỏi. 

Bài 5: Quế chi 60 g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Làm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5-15 phút vào buổi sáng và tối. 

Bài 6: Trường hợp chỗ phát cước bị loét, lấy 12 g nhục quế, 6 g đinh huơng, 6 g ngũ linh chi, tất cả nghiền thành bột, trộn với dầu vừng, đắp vào chỗ phát cước, ngày 1-2 lần.

Bài 7: Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.

Bài 8: Lấy một ít cây lá lốt, một chút muối nấu lên và ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước cũng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Bên cạnh đó, cần tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà... Khi tắm và rửa tay, tốt nhất là dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa./.

Nguồn: SKCD