Thông báo
Những biểu hiện trầm cảm ở trẻ nhỏ
15:54 | 06/02/2016 - Tổng hợp

Bệnh trầm cảm ngày càng trẻ hóa, trẻ 5,6 tuổi cũng có thể mắc. Dưới đây là một số dấu hiệu cha mẹ cần chú ý nếu thấy xuất hiện thường xuyên ở con em mình.

Nhiều người trầm cảm không phải là bệnh của trẻ em. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Và con số trẻ mắc bệnh đang ngày một tăng lên. Theo bác sĩ Robert L. Hendren, cựu chủ tịch của Viện tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên (AACAP) của Mỹ đã ước tính cứ 20 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em luôn cảm thấy chán nản – biểu hiện của bệnh trần cảm. 

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng bị trầm cảm

Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em không rõ ràng như ở người lớn nên rất khó nhận biết. Người lớn nên chú ý những dấu hiệu sau của trẻ để nhận biết con mình có bị trầm cảm hay không.

- Trẻ thường xuyên kêu đau: đau đầu, đau bụng, đau ngực.... Tuy nhiên sau khi đi khám chuyên khoa lại không phát hiện được dấu hiệu bất thường tại các bộ phận này.

- Trẻ có cảm giác buồn chán, hay cáu kỉnh, giận dỗi vô cớ,

- Trẻ thiếu tập trung trong mọi việc, kết quả học tập, công việc giảm sút, lười tham gia các hoạt động tập thể.

- Trẻ tự cô lập bản thân, tách mình ra khỏi gia đình, bạn bè. Thờ ơ với những việc đang diễn ra xung quanh, ngay cả với người thân thiết.

- Trẻ có biểu hiện của rối loạn ăn: Một số chán ăn, mất cảm giác, hứng thú trong ăn uống dã đến bị sụt cân. Số khác lại ăn nhiều hơn bình thường, thậm chí còn ăn uống vô độ dẫn tới tăng cân bất thường và béo phì.

Trẻ trầm cảm thường chán ăn làm cho cơ thể gầy yếu

- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ngủ ít,  trẻ thường xuyên có ác mộng. Trẻ khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm...

- Rối loạn hành vi: Trẻ quậy phá, chống đối bố mẹ, thầy cô, xã hội, thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội.

- Tự sát: Đây là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm tuổi vị thành niên. Mỗi trẻ có mức độ khác nhau về ý tưởng, hành vi tự sát. Các hành vi tự sát: như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu... và thường xẩy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng./.

Nguồn: SKCD