Thông báo
Trầm cảm là gì?
12:01 | 06/02/2016 - Tổng hợp

Trầm cảm là cảm giác buồn sâu sắc, có thể xảy ra sau một chuyện buồn hay do các sự cố không vui nhưng mức độ buồn và kéo dài quá mức thông thường, không tương ứng với sự cố.

Bệnh trầm cảm không có miễn trừ với bất cứ ai, có thể gặp ở trẻ em, vị thành niên, người trưởng thành, phụ nữ sau sinh và cả người có tuổi. Trầm cảm là cảm giác buồn sâu sắc, có thể xảy ra sau một chuyện buồn hay do các sự cố không vui nhưng mức độ buồn và kéo dài quá mức thông thường, không tương ứng với sự cố.

Thời gian gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về sự phổ biến bệnh lý trầm cảm ở con người. Có khoảng 250 triệu người trên thế giới mắc phải căn bệnh trầm cảm và ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 2 – 5%.

Người bệnh trầm cảm có những biểu hiện đặc trưng như: Buồn chán, ít nói, tuyệt vọng, không quan tâm đến các vấn đề xung quanh, cảm thấy suy sụp

Có những nguyên nhân nào gây nên chứng bệnh trầm cảm?

Có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh trầm cảm đó là: trầm cảm nội sinh hay còn gọi là do di truyền, hệ miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa giả thuyết nào có tính thuyết phục. Tiếp theo là do stress và một số bệnh  lý như rối loạn nội tiết hay rối loạn thần kinh…

Ở lứa tuổi nào thì dễ mắc bệnh trầm cảm nhất và tại sau phụ nữ sau sinh hay mắc hội chứng này?

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi dễ bị tác động nhất, đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động.

Người bệnh trầm cảm có những biểu hiện đặc trưng như: Buồn chán, ít nói, tuyệt vọng, không quan tâm đến các vấn đề xung quanh, cảm thấy suy sụp, có ý định tự sát (tuỳ từng trường hợp). Khi mắc bệnh này, người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, uể oải, ngại nói chuyện.. Một số bệnh nhân mất ngủ, ăn kém ngon miệng…

Người bệnh luôn có cảm giác mình là người kém cỏi, là gánh nặng cho gia đình, họ muốn trốn tránh bạn bè, người thân không thích giao tiếp hay tham gia các hoạt động cộng đồng…

Trầm cảm sau sinh được cho là bắt nguồn từ sự thay đổi ngưỡng hormone trong cơ thể người phụ nữ xảy ra sau thai kỳ. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể mắc chứng trầm cảm này trong vòng vài tháng đầu sau sinh, sau khi bị sẩy thai hoặc là thai chết lưu.

Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh như thế nào?

Các chuyên gia khuyên bạn nếu thấy 5 trong số những dấu hiệu dưới đây thì nên đến gặp bắc sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất đó là:

- Khí sắc trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều ngày liền.

- Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày. Bệnh nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy.

- Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng). Khó ngủ hoặc mất ngủ.

- Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp. Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này.

- Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày.

- Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng).

- Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định.

- Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.

Bệnh trầm cảm được điều trị như thế nào và thời gian trong bao nhiêu lâu?

Trầm cảm bao gồm những rối loạn định kì về cảm xúc, tập trung, giấc ngủ, hoạt động, sự ngon miệng và thái độ cư xử về xã hội. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tự tử. Tuy nghiêm trọng là vậy, nhưng trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị được một cách hữu hiệu.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh khi đã có dấu hiệu nên được thăm khám và chẩn đoán chính xác và tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý bỏ liệu trình khiến cho bệnh có thể trần trọng hơn. Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị.

Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ, việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điều trị bệnh.

Theo các bác sỹ, mỗi người trong chúng ta nên cố gắng có một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và hài hoà. Có như vậy những căn bệnh như stress, trầm cảm… mới không tấn công chúng ta được./.

Nguồn: SKCD